Hỗ trợ kháng cự là một đề tài thảo thuận không thể không nhắc tới khi tìm hiểu về Forex. Mỗi Trader để có thể kiếm tiền thì phải hiểu được đường hỗ trợ kháng cự là gì? cách vẽ hỗ trợ kháng cự? Những trường hợp giao dịch với hỗ trợ và kháng cự trong Trading,…
Phụ lục
Vẽ đường hỗ trợ và kháng cự bằng biểu đồ đường
Đây là mẹo mà ít các Trader biết, bởi biểu đồ đường không được sử dụng phổ biến như biểu đồ nến. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc xác định các ngưỡng thì hãy bật chart của bạn lên chuyển ngay từ biểu đồ nên qua biều đồ đường và vẽ đường hỗ trợ – kháng cự xem nhé!
Tại sao biểu đồ đường lại vẽ đường hỗ trợ và kháng cự dễ. Bởi biểu đồ này nối tất cả các điểm đóng cửa lại với nhau. Nó chỉ có một đường nên bạn có thể sẽ thấy dễ nhìn hơn khi thị trường bị quét nhiều lần, bạn sẽ thấy vùng đỉnh và vùng đáy dễ dàng nhiều hơn so với biểu đồ nến. Việc vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường dễ hơn không phải để phủ nhận việc vẽ hai đường này thông qua biểu đồ nến sẽ khó khăn. Đối với những Trader chuyên nghiệp, họ vẫn vẽ đường hỗ trợ – kháng cự trên biểu đồ nến rất dễ dàng. Nếu bạn là người mới, thì nên luyện tập vẽ trên biểu đồ đường trước rồi hẵng luyện tập vẽ trên biểu đồ nến. Tất nhiên, bạn có thể vẽ trên biểu đồ nến nếu bạn muốn.

(ảnh:internet)
Những trường hợp giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
#Giao dịch theo kiểu Bounce
Đây là dạng giao dịch khi giá bật lại. Phương pháp này sẽ dựa trên việc giá bật lại khi chạm vào vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Bạn đã từng đặt lệnh ngay tại vùng hỗ trợ hay kháng cự và đợi cho giao dịch của bạn thành công chưa? Nếu có thì đó là một sai lầm của bạn, lúc đấy hẳn thành công không đến với bạn mà chỉ có thua lỗ. Nhưng bạn lại không hề thua lỗ, bạn thành công. Một vài trường hợp có thể giao dịch thành công nhưng giao dịch kiểu này chính là thừa nhận những vùng hỗ trợ và kháng cự này sẽ được giữ vững mà không biết rằng giá có đi tới được vùng đó hay không. Hiển nhiên khả năng rủi ro sẽ cao hơn. Nếu bạn vẫn muốn giao dịch theo kiểu này thì tốt nhất nên đợi một sự bật lại từ các vùng giá trước khi vào lệnh.
#Giao dịch theo kiểu Break
Nghe tên hẳn bạn đã có thể ít nhiều biết giao dịch này chính là giao dịch phá vỡ. Thực tế cho thấy các mức hỗ trợ – kháng cự thường xuyên được phá vỡ. Bởi vậy, không chỉ giao dịch theo kiểu Bounce mà bạn có thể giao dịch khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự.
Xem thêm: Các phương pháp sử dụng đường trung bình động
#Giao dịch theo kiểu Aggressive Way
Tại sao lại có kiểu giao dịch này? Kiểu giao dịch này dùng khi việc phá vỡ vùng kháng cự và hỗ trợ một cách rõ ràng, mạnh mẽ. Thì giao dịch một cách hung hăng là cách đơn giản mà hiệu quả nhất.
#Giao dịch theo kiểu Conservative Way
Ngược lại với kiểu giao dịch một cách hung hăng là kiểu giao dịch dè dặt. Khi bạn đặt lệnh Buy/Sell mà vùng hỗ trợ/kháng cự của bạn bị phá vỡ, rơi vào tình trạng thua lỗ. Bạn sẽ làm gì? Chấp nhận thất bại và dừng lệnh hay giữ lệnh và hi vọng giá đi đúng hướng bạn muốn?
Giao dịch cách dè dặt chính là giữ lệnh và hi vọng giá đi đúng hướng mà bạn đặt lệnh. Khi bạn chốt lệnh là bạn đang thực hiện một lệnh ngược lại. Hiện tượng này lý giải cho việc vì sao vùng hỗ trợ chuyển thành vùng kháng cự sau khi nó bị phá vỡ. Để giao dịch phương pháp này tốt bạn cần luyện tập tính kiên nhẫn. Vì bạn sẽ không thể vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ như thông thường mà bạn cần phải đợi cho giá hồi lại đến vùng hỗ trợ – kháng cự đã vỡ, rồi mới vào lệnh khi giá bật trở ra. Đặc biệt rằng, việc vùng phá vỡ hồi lại thì không phải lúc nào cũng diễn ra. Trong nhiều trường hợp, giá có thể sẽ không hồi lại mà sẽ tiếp tục chạy sau khi đã phá vỡ. Vì vậy, hãy dừng lệnh và chấp nhận thất bại chứ đừng nên giữ lệnh.
Xem thêm: Thành công là bạn biết nhìn xa trông rộng
Các điểm cần chú ý về hỗ trợ – kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và việc này có thể lặp lại trong tương lai. Hỗ trợ – kháng cự là một vùng giá chứ không phải là mức giá cụ thể. Có rất nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự nhưng bạn chỉ nên tập trung vào vùng giá hiện tại – những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất. Nếu bạn muốn vẽ hỗ trợ – kháng cự thì hãy tìm đúng về khung thời gian. Giá sẽ thường xuyên phản ứng tại vùng hỗ trợ – kháng cự mạnh, yếu. Hỗ trợ khi bị phá vỡ có thể trở thành kháng cự và ngược lại kháng cự khi bị phá vỡ lại trở thành hỗ trợ. Chờ tín hiệu nến đảo chiều tại vũng hỗ trợ – kháng cự là một cách giao dịch hiệu quả.
Lyly