Bollinger Bands là một chỉ báo giúp các trader theo dõi các biến động về giá của các loại chứng khoán, hàng hoá, hoặc là các biến động tỷ giá của các cặp tiền tệ trong thị trường ngoại hối. Các trader có thể sử dụng Bollinger Bands để đánh giá xem liệu họ có đang trả giá có hợp lý hay không, có thể mang lại lợi nhuận cho họ trong tương lai không?
Khái niệm Bollinger Bands?
Dải Bollinger là một công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển vào năm 1983 bởi John Bollinger. Đây được xem là một công cụ hiệu quả để phân tích biến động giá cả, bao gồm phân tích xu hướng cơ bản và các chỉ số như chỉ báo stochastics, đường trung bình….
Hệ thống đo lường của công cụ này dựa trên sự biến động giá. Cấu trúc của Bollinger Bands bao gồm:
- Upper Band: dải trên.
- Middle Band: dải giữa.
- Lower Band: dải dưới.
Trong đó dải giữa dựa trên đường trung bình giá, dải trên và dải dưới dựa trên mức độ chênh lệch chuẩn giữa giá và đường trung bình.
Độ lệch chuẩn được hiểu là một phép đo về toán học giữa các con số trong nhóm lệch bao nhiêu so với mức trung bình của nhóm số đó và các con số đấy chính là giá cả.
Trong hầu hết các hệ thống phân tích, các trader có thể thay đổi những giai đoạn, được sử dụng trong việc tính toán những chỉ số theo ý muốn của họ, từ đó làm thay đổi độ lệch chuẩn.
Bollinger Bands được sử dụng như thế nào?
Một xu hướng về giá hẹp theo hướng của Upper Band hoặc Lower Band được xem là một trong những xu hướng mạnh. Các nhà phân tích cần đặc biệt chú ý đến giá đang có xu hướng di chuyển đến dải trên hoặc dải dưới. Thướng thì giá khi gần dải trên thì có triển vọng bán tốt. Ngược lại, giá gần dải dưới sẽ có triển vọng mua tốt.
Dấu hiệu giao dịch đỉnh & đáy
Hệ thống phân tích Dải Bollinger sử dụng mô hình khá trực quan để xác định xem khi nào giá thị trường đạt mức giá cao nhất hoặc thấp nhất. Một trong những dấu hiệu chính của xu hướng là môt hình theo dạng chữ “W” cho đáy và “M” cho giá đỉnh. Khi giá chạm mức mà các nhà đầu tư cho là đáy trên biểu đồ, họ sẽ cho giá quay lại mức đó theo hình dạng “W” để chắc chắn rằng giá đó sẽ không còn giảm nữa.
Khi giá tăng cao ở phần giữa trước khi giảm xuống lần thứ hai trong mô hình W được gọi là điểm đột phá. Nếu giá tăng trở lại lần giảm thứ hai của mô hình này thì giá đó được xem là đã thoát khỏi xu hướng giảm và bắt đầu một xu hướng tăng mới. Ngược lại đối với mô hình “M”.
Bollinger Band cũng được sử dụng để kiểm tra mức độ biến động tiềm năng của thị trường. Cụ thể là khi đường báo thu hẹp đáng kể thì nó được xem là dấu hiệu cho thấy rằng sự biến động về giá sẽ sớm xảy ra trong tương lai. Điều này sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư rằng sẽ có cơ hội mua hoặc bán đang đến gần.
Theo Congdongtrading.com